Mua bán nhà đất

 

1. Tìm kiếm bất động sản (Nhà/ Căn hộ/ Đất...) phù hợp

Liệt kê một số yêu cầu sau để đảm bảo tìm được BĐS phù hợp

Tổng tiền cuối cùng có thể chi trả cho việc mua bán nhà đất (có sẵn và mượn thêm,…) nếu bạn định vay ngân hàng thì tính luôn khả năng chi trả (nợ gốc và lãi) hàng tháng, chứng minh thu nhập để có thể vay được bao nhiêu. Nghiên cứu lãi suất ngân hàng, thu nhập, giấy tờ cần thiết…

Đặc điểm nhà đất theo yêu cầu: Phải chọn khu vực BĐS (Đông, Tây,... của thành phố, khu vực nào ưu tiên 1, khu vực nào ưu tiên 2), tổng giá trị bất động sản có thể mua, diện tích tối thiểu bất động sản phải đạt, số phòng ngủ, hướng nhà cần thiết… cách thức thanh toán với chủ nhà.

Tìm kiếm thông tin bán nhà đất từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Báo chí hàng ngày: Tuổi trẻ, Mua bán, Thanh niên…
  • Website uy tín và độ tin cậy cao về bất động sản: muabannhanh.com...
  • Các công ty môi giới, bạn bè: Có thể liên hệ môi giới trên website.

Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất cần mua (quan trọng): Sổ hồng, sổ đỏ, giấy tờ…

Tình trạng quy hoạch & lộ giới: Liên hệ Phòng quản lý đô thị của Quận/ Huyện để xin phiếu trả lời quy hoạch, những giấy tờ kèm theo gồm (photo bản vẽ vị trí, photo sổ đỏ, sổ hồng). Khoảng 1 tuần sau sẽ có kết quả trả lời.

  • Kiểm tra tình hình tranh chấp: nên hỏi phường/ xã

Kiểm tra chất lượng của nhà đất:

  • Khu vực an ninh, yên tĩnh không?
  • Cấp thoát nước, triều cường như thế nào?
  • Nền đất khu vực cứng hay mềm?
  • Độ cao tối đa cho phép xây dựng như thế nào?
  • Gần bệnh viện, trường học, chợ… hay không?

Cách tốt nhất là đi la cà khu vực định hình cần mua nhà đất, hỏi thăm, cà phê dân cư khu vực lân cận muốn mua để biết rõ về khu vực. Tuy nhiên, cần tránh những thông tin bị loãng, đặc biệt với những môi giới không uy tín trong khu vực đó. Cần có kinh nghiệm trong vấn đề này.

Những bất động sản có sổ hồng thường giá trị rất cao so so với những bất động sản không có sổ

2. Tiến hành mua bán nhà đất

Bước 1: Đặt cọc

Người mua đặt cọc cho bên bán một số tiền (tùy 2 bên thỏa thuận, thường 50 hoặc 100 triệu), 2 bên sẽ làm một hợp đồng đặt cọc ký tay. Nếu bạn không tin tưởng nên thuyết phục chủ nhà ra phường để làm chứng. Còn không thì nhờ dịch vụ BĐS làm giúp. Còn tin tưởng rồi thì chỉ cần chữ ký 2 bên là được.

Luật dân sự công nhận những hợp đồng tay này như là bằng chứng nếu có chữ ký của người thứ 3 (người làm chứng). Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.

Bước 2: Công chứng Hợp đồng mua bán

Theo lịch đã giao hẹn trước, 2 bên mang đầy đủ các thủ tục cần thiết đến Phòng Công Chứng để lập hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng có thể tự soạn thảo hay nhờ cơ quan công chứng soạn thảo giúp. Sau khi hoàn tất Hợp đồng công chứng, bên mua có thể giao tiền cho bên bán (khoảng 90-95% giá trị nhà đất). Hiện tại nên giao dịch thông qua ngân hàng để đảm bảo độ an toàn cho đôi bên.

Bước 3: Nộp thuế

Nộp toàn bộ hồ sơ mua bán nhà (bản sao) và hợp đồng mua bán nhà đã công chứng tại phòng thuế trước bạ và thu khác (đối với các quận nội thành) hoặc chi cục thuế (đối với các huyện).

  • Bên bán: Sẽ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
  • Bên mua: Nộp lệ phí trước bạ.

Bước 4: Đăng bộ ra Sổ mới

Người mua đến phòng Đăng bộ sở địa chính nhà đất nộp toàn bộ hồ sơ nhà, hợp đồng mua bán, biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu căn nhà để người mua nhà đứng tên chủ quyền nhà.

Lúc này đây, bên mua có thể thanh toán 5-10% giá trị nhà đất còn lại cho bên bán.

Quy trình mua bán nhà đất cho khách hàng lần đầu tiên giao dịch bất động sản

Đến đây, toàn bộ thủ tục đã hoàn tất. Việc duy nhất cần làm còn lại là dọn dẹp, sơn phết lại nhà cửa để chuẩn bị dọn vào ở tổ ấm mới. Khoảng 45 ngày sau sẽ có sổ hồng mới (có thể hơn).

Điều quan trọng nhất khi đi mua nhà đất hoặc bất động sản chính là giá trị pháp lý của bất động sản đó có minh bạch hay không. Chính là sổ hồng hoặc sổ đỏ của bất động sản cần mua. Chỉ cần một bất động sản có sổ hồng hoặc sổ đỏ rồi thì người mua sẽ đơn giản hơn rất nhiều, và nên chấp nhận giá cao hơn nhưng độ an toàn cao hơn rất nhiều so với những bất động sản chỉ có giấy tay.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo, hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn lần đầu mua bán nhà đất có thể hình dung được những công việc cần làm khi giao dịch bất động sản.

Vẫn còn nhiều người bị lừa khi mua, bán nhà đất

Nếu tài sản có nhiều chủ sở hữu thì nhất thiết phải yêu cầu tất cả các chủ sở hữu làm văn bản đồng ý bán để tránh giá cả hoặc tranh chấp mà một trong các đồng sở hữu chủ "lật lọng" sau này.

Lừa đảo trong mua bán hiện nay nhiều đến nỗi khi nói đến rủi ro thì nhiều người nghĩ ngay đến người mua nhà, đất. Thế nhưng, trên thực tế, không chỉ người mua, mà không ít trường hợp, người bán cũng có thể trở thành nạn nhân khi chưa nhận đủ tiền đã vội sang tên chính chủ cho bên mua.

Tin vào đồng nghiệp cũ, năm 2009, ông Tấn, chủ một doanh nghiệp có tiếng ở Quảng Ninh đã nhượng lại cho bà P khách sạn A trên diện tích đất hơn 5.000m2 với giá 20 tỷ đồng, thanh toán làm 3 lần. Theo thỏa thuận, khi nào bà P thanh toán đủ 10 tỷ đồng, thì ông Tấn sẽ làm thủ tục sang tên "sổ đỏ" chính chủ cho bà P, số tiền 10 tỷ đồng còn lại sẽ phải thanh toán hết trong vòng 5 tháng sau.

Mua, bán nhà đất cần thận trọng để tránh thiệt hại.

Thế nhưng, hết hạn 5 tháng như thỏa thuận, bà P không trả được và đến nay, qua nhiều lần đòi, bà P khất nợ rồi chây ỳ, không thanh toán được, thậm chí do kinh doanh thua lỗ nên không còn khả năng trả nợ. Khách sạn A đến nay cũng đóng cửa, bỏ hoang cho cỏ mọc.

Đáng nói, vì thỏa thuận chỉ thanh toán ½ là bên bán sẽ sang tên cho bên mua, nên sau khi được ông Tấn sang tên, bà P đã đem "sổ đỏ" nhà đất đi thế chấp vay ngân hàng. Hiện, tuy còn giấy nhận nợ, nhưng "sổ đỏ" đã trao, mà tiền mới nhận một nửa nên ông Tấn lo ngại sẽ "yếu thế" khi kiện ra Tòa đòi nợ.

Và đáng nói là, dẫu có "chắc chắn" Tòa sẽ tuyên bà P phải tiếp tục trả nợ cho ông Tấn, thì cũng chưa biết đến bao giờ ông Tấn mới đòi được nợ, vì nhà, đất nói trên cũng đã bị thế chấp, nên không thể "bắt nợ" bằng cách lấy một phần, như ông Tấn mong muốn.

Những trường hợp như ông Tấn không phải ít. Phần lớn các "nạn nhân" đều vì quá tin tưởng người mua, tiền chưa trao xong, mà "cháo đã múc", chỉ thanh toán phần nào là giúp bên mua làm thủ tục sang tên chính chủ, đến khi bên mua chây ỳ hoặc làm ăn thua lỗ, không còn khả năng thanh toán thì không đòi được.

Theo ông Tấn tính toán, số tiền 10 tỷ đồng, nếu cho vay, hoặc kinh doanh từ năm 2009 đến nay thì ông đã có thể kiếm được ít nhất vài tỷ đồng nữa, trong khi đó, theo của pháp luật, ông chỉ có thể "đòi thêm" bà P số lãi suất "khiêm tốn" theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, tính từ thời điểm chậm trả nợ đến khi thanh toán xong.

Từ trường hợp của ông Tấn cho thấy, để tránh bị thiệt hại, người bán nên nhận khoảng 80% giá trị tài sản mình bán ngay khi ký hợp đồng mua bán nhà, đất và bàn giao nhà. Và cũng chỉ khi nhận thanh toán đủ 80% giá trị tài sản mới sang tên chính chủ, bàn giao giấy tờ cho bên mua.

Để tránh rắc rối, trong hợp đồng mua bán nên ghi rõ mức phạt nếu bên mua chậm trả số tiền còn lại. Ngoài ra, có thể ràng buộc nghĩa vụ thanh toán của người mua bằng cách buộc họ mở tài khoản ở ngân hàng, sau khi người mua sang tên xong thì người bán có thể yêu cầu ngân hàng cho nhận số tiền còn lại ở tài khoản đó.

Còn với người mua, phải đặc biệt chú ý nếu mua nhà của người được ủy quyền (vì rất có thể bị vướng vào các quan hệ nợ nần mà các bên ủy quyền che đậy bằng hợp đồng ủy quyền). Người mua nên đi tìm hiểu cặn kẽ căn nhà, gặp gỡ người ủy quyền, nếu thấy việc ủy quyền "có vấn đề" thì không nên mua.

Hiện, không ít trường hợp lừa đảo bán nhà đất "ảo", nên người mua phải yêu cầu bên bán cho xem bản chính "sổ đỏ", "sổ hồng" và xin bản photo rồi mang bản photo đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND cấp phường tìm hiểu thông tin, tránh tình trạng giấy tờ giả, hoặc "người giả" đi công chứng, hoặc mua phải nhà, đất đã bị kê biên để thi hành án, hoặc đang thế chấp, bảo lãnh, hoặc vướng quy hoạch...

Nếu tài sản có nhiều chủ sở hữu thì nhất thiết phải yêu cầu tất cả các chủ sở hữu làm văn bản đồng ý bán để tránh giá cả hoặc tranh chấp mà một trong các đồng sở hữu chủ "lật lọng" sau này. Đồng thời, để tránh rắc rối với chuyện tiền nong, người mua nên thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng, còn nếu thanh toán trực tiếp thì nhất thiết phải có người làm chứng.

Việc tất toán chỉ nên thực hiện khi được giao nhà thực tế và nhận được giấy chứng nhận chủ quyền. Ngoài ra, người mua cũng lưu ý không nên tiếc tiền lệ phí, phí công chứng, sang tên trước bạ mà ghi số tiền mua bán thực tế và ghi trên hợp đồng công chứng khác nhau, vì nếu rủi ro có tranh chấp dẫn đến phải hủy hợp đồng, thì Tòa án chỉ yêu cầu bên bán trả lại cho người mua số tiền đã thanh toán theo hợp đồng công chứng.

Cách tránh bị lừa khi mua bán nhà đất 

Người mua liên hệ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác minh nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…; hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố để lấy thêm thông tin về người chủ.

Một tháng trước, bà Hoàng Thu Trang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đăng báo cần bán ngôi nhà 3 tầng đang ở. Nhiều người đã tìm đến, đa phần hỏi bà nhà có sổ đỏ hay chưa, bà có phải chính chủ. Tuy nhiên, có một đôi nam nữ sau khi xem nhà tỏ vẻ thích thú, đề nghị cho xem các loại giấy tờ liên quan, nói mượn để đến văn phòng công chứng kiểm tra có phải thật hay không, song bà Trang không đồng ý. “Tôi biết một số kẻ giả làm người mua nhà, lấy lý do mượn giấy tờ của chủ nhà để làm thủ tục sang tên, chứng thực,… rồi đem giấy tờ gốc làm giả nhằm thực hiện hành vi bất chính”, bà Trang nêu lý do từ chối.

Không chỉ có việc giả là người mua nhà thực hiện hành vi lừa đảo, nhiều tội phạm còn giả vờ là chủ nhà, nhờ người “đóng thế” vợ hoặc chồng ký các giấy tờ công chứng khi thực hiện việc mua bán. Theo kinh nghiệm của công chứng viên Nguyễn Văn Thắng, người mua nhà nên đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không. Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không… bởi đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt công chứng viên thì thuê người đóng giả làm “vợ” để ký và làm các thủ tục có liên quan.

Theo một số văn phòng công chứng, ngay cả hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả. Không ít trường hợp người cho vay tiền đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay nên họ đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay. Có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà” hòng chiếm đoạt số tiền bán nhà.

Ông Võ Đình Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện tình trạng làm giấy tờ giả trong lĩnh vực ngân hàng, bán tài sản nhà đất, công chứng,… ngày càng tinh vi. Do vậy, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…

Bên cạnh đó, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả.

Với những trường hợp mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền, người mua có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi mới giao dịch. Khi giao dịch mua bán nhà đất, chủ nhà nên hạn chế cho người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo.

Ngày 10/9 vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP HCM tuyên phạt Dương Ngọc Phượng, ở Bình Dương 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản án, từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2009, Phượng cho một số cá nhân vay tiền hoặc nhận làm dịch vụ giấy tờ nhà đất để giữ giấy tờ nhà. Sau đó, Phượng lừa người vay tiền ký tên, lăn tay vào giấy vay nợ nhưng thật ra là hợp đồng mua bán nhà.

Tiếp đó, Phượng nhờ người đóng giả chủ nhà đến Phòng công chứng ký hợp đồng bán nhà. Tổng cộng Phượng đã làm giả trót lọt 6 bộ hồ sơ bán nhà của những người vay tiền rồi dùng giấy tờ của những căn nhà trên thế chấp vay tiền ngân hàng, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng.

Xem thêm mua bán nhà đất uy tín, nhanh nhất tại đâu?

Xem thêm thông tin mua bán nhà đất mới nhất tại MuaBanNhanh.comĐể được cập nhật thông tin mua bán nhà đất tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Mua bán nhà đất giá rẻ

Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/mua-ban-nha-dat/60023

Nội dung khác

Bán Laptop Dell core i5

Laptop Dell trang bị bộ xử lý Intel Core i5-2450M...

Pin Laptop Asus

Đối với Laptop thì pin là vấn đề lớn vì nó quyết...

Mua xe máy Honda Wave RSX 2014

Cách đây chừng 10 năm, chính dòng xe Wave của...

Nội dung mới

Cài đặt app MuaBanNhanh, Download app...

Cài đặt app MuaBanNhanh, Download app MuaBanNhanh...

Giải pháp kinh doanh online tốt nhất cho chủ...

Diễn ra từ 17/7 - 30/8/2018, chương trình khuyến...

Ra mắt Việc Làm Quanh Đây trên Mạng Xã Hội...

Vào ngày 13/03/2018 Công ty Cổ phần MuaBanNhanh...