Kinh nghiệm kinh doanh online cho việc quản lý hàng hóa
Tôi quyết định chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh online của mình trong việc quản lý hàng hóa vì tôi cũng đã từng trải qua những cảm giác bối rối từ khi bắt đầu. Khi mà tôi không thể tìm thấy những chia sẻ nào của những người trước đó.
Khi mới bắt đầu hẳn bạn sẽ rất khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những gì? Làm sao để có thể bán hàng? Hồi đó tôi cũng như bạn. Tất cả đều phải tự mày mò và không thể tìm kiếm những kinh nghiệm kinh doanh online từ những người đi trước vì ai cũng muốn giữ mánh cho riêng mình.
Sau một thời gian dài trải qua khá nhiều công việc kinh doanh online, từ bán quần áo online cho đến kinh doanh ẩm thực, thâm chí mở cả tạp hóa online… và bây giờ không còn theo đuổi sự nghiệp buôn gánh bánh bưng đó. Tôi có thể an tâm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh online thực tế của mình.
Tôi đang mặc định là bạn đã có sẵn nguồn hàng, đã xác định rõ ràng đối tượng khách hàng sẽ mua hàng của mình và bạn chắc chắn rằng đã định ra một mức giá cả phù hợp với nguồn vốn đầu tư của bạn rồi nha. Nếu bạn chưa định hình được những việc này, hãy đọc cẩm nang kinh doanh hướng dẫn cụ thể những vấn đề bạn cần phải quan tâm khi bước vào lĩnh vực kinh doanh.
Với kinh nghiệm kinh doanh online của mình, tôi muốn khuyên các bạn 1 điều để thực sự tốt trong việc quản lý hàng hóa:
Thay vì lập fanpage, hãy nghĩ đến việc lập website ngay từ đầu.
Tại sao tôi khuyên bạn nên lập website trước khi lập fanpage hay các gian hàng trên các sàn miễn phí?
Hãy tưởng tượng fanpage của facebook hay các gian hàng online trên các sàn như Sendo, web trẻ thơ, 5giay… chỉ là những cái cửa nhà đặt khắp nơi để cuối cùng đều dẫn về 1 cái nhà- là website chính của bạn. Như vậy bạn có thể quản lý được tất cả hàng hóa của mình.
Việc gì sẽ xảy ra nếu không quản lý được hàng hóa?
– Nếu mỗi nơi bạn đều up một sản phẩm với mô tả khác nhau, giá cả (đôi khi bạn không nhớ rõ vì đã đặt quá nhiều kênh bán hàng online) nên sẽ dẫn tới mỗi nơi bạn để 1 giá khác nhau. Điều tệ hại gì sẽ xảy ra khi khách hàng thấy bạn để nhiều giá cho 1 sản phẩm: không tin được bọn này! đó là thứ bạn sẽ nhận về từ khách hàng tiềm năng của mình.
– Nếu mỗi nơi bạn bán hàng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không kiểm soát được mặt hàng đó còn hay hết, trừ khi bạn phải kiểm soát rất chặt chẽ trong việc ghi nhớ đơn đặt hàng và đếm hàng còn lại. Tôi cũng đã nghĩ việc đó dễ dàng cho đến khi bản thân mình.. rối tung lên và liên tục phải xin lỗi khách hàng vì hết hàng lúc nào mà không biết.
=> Với website là nơi bạn up hàng lên đầu tiên, là kho hàng online của bạn thì bạn sẽ kiểm soát rất dễ dàng những việc này.
Các website xây dựng dành riêng cho kinh doanh hiện nay giải quyết được các vấn đề cơ bản trong kinh doanh như: tạo khuyến mãi giảm giá cho nhiều sản phẩm, tích hợp các công cụ hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ như tự gửi email marketing. Quản lý số lượng hàng hóa và check được tình trạng các đơn hàng cũng như lưu trữ dữ liệu thông tin của khách hàng để bạn có thể chăm sóc họ tốt hơn.
=> Fanpage hay các sàn không bao giờ làm được việc đó. Đặc biệt là ở các sàn, bạn luôn không biết thông tin khách hàng để mà chăm sóc.
Làm thế nào để đỡ mất thời gian khi phải up sản phẩm lên quá nhiều kênh như website, fanpage, các sàn?
Với các website thông thường dĩ nhiên bạn phải up sản phẩm lên 3 lần. Tuy nhiên vẫn còn là điều tốt vì lấy website làm trọng tâm, bạn chỉ việc copy lại hình ảnh và câu chữ mô tả sản phẩm từ web lên các kênh còn lại.