Kinh nghiệm kiểm tra và chọn mua ô tô cũ

Một chiếc ô tô cũ thuộc phân khúc cao cấp có lẽ khiến nhiều người yêu thích hơn chiếc xe mới 100% nhưng thuộc phân khúc trung cấp, đây cũng là một lý do mà nhiều người chọn mua xe ô tô cũ. Cùng Mua Bán Nhanh Ô Tô tìm hiểu kinh nghiệm kiểm tra và chọn mua ô tô cũ qua video ngắn sau.

10 bộ phận cần kiểm tra khi mua xe cũ

  1. Thân xe

Kiểm tra thân xe là điều đầu tiên bạn nên làm khi tiếp cận với một chiếc xe cũ. Kiểm tra nước sơn, độ phẳng, cong của lớp vỏ, gỉ sét là những yếu tố có thể nhìn bằng mắt thường thông qua đó phần nào nhận định tuổi thọ hoặc độ bền của xe.

  1. Lốp, hệ thống giảm xóc

Kiểm tra độ bền lốp, áp suất lốp còn đủ tiêu chuẩn hay không, có cần thay thế hay không để làm yếu tố thương thảo giá. Hệ thống giảm xóc cũng quan trọng không kém, thử cho xe chạy ở những loại địa hình khác nhau để kiểm tra phản ứng.

  1. Đèn xe

Hệ thống đèn là rất cần thiết khi di chuyển ban đêm hay qua những vùng nhiều sương mù, hay có mưa. Đèn pha trước sau, đèn phanh và đèn tín hiệu đều cần được thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa cũng nhưng tuổi thọ đèn.

  1. Bảng điều khiển

Bảng đồng hồ điều khiển cùng các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng cần chính xác, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tình trạng xe và hành trình di chuyển. Thử tất cả các nút bấm dù là nhỏ nhất như âm lượng, chuyển bài hát để chắc chắn rằng mọi bộ phận của xe đều hoạt động trơn tru với nhau.

  1. HVAC (Heating, Ventilation & Air Conditioning)

HVAC là hệ thống nhiệt, quạt thông gió và điều hòa không khí của xe. Đối với những đất nước có khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam thì việc kiểm tra hệ thống HVAC lại càng cần thiết.

  1. Két làm mát, ống dẫn

Két nước làm mát là bộ phận đầu tiên dễ dàng kiểm tra bên dưới nắp ca-pô. Nếu dung dịch không nhiều, có hiện tưởng dính bẩn thì chứng tỏ chủ cũ đã không quan tâm nhiều tới bộ phận này. Người thợ kỹ thuật cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các lá tản nhiệt để chắc chắn không bị mỏng hay xốp. Đường dẫn nước mát cũng nên soi xét để biết có cần thay hay không.

  1. Dầu nhớt

Dầu bôi trơn động cơ cũng như máu của cơ thể sinh vật, nếu không đủ dung tích hoặc chất lượng không tốt thì cỗ máy sẽ không thể cho hiệu suất cao, nhanh hao mòn. Giống với nước mát, dầu bôi trơn nên kiểm tra lượng và chất.

  1. Động cơ

Kiểm tra động cơ ở đây bao gồm nổ máy và sức nén. Thời gian khởi động máy, tiếng máy nổ có "mượt", êm hay không đều khiến những người lành nghề phát hiện ra vấn đề của động cơ. Đồng hồ kiểm tra lực nén sẽ giúp người thợ kiểm tra áp lực mà xi-lanh tạo ra có đạt tiêu chuẩn hay không.

  1. Ống xả

Điều đầu tiên là thử ga mạnh kiểm tra lượng khói thoát ra từ ống xả nhiều hay ít, có màu lạ hay không, nếu có vấn đề chứng tỏ xe đang thiếu dầu hay lâu chưa thay dầu hoặc ống xả, động cơ gặp trở ngại trong quá trình đốt cháy hay xả khí thải. Cũng không nên dễ dãi để chấp nhận nhưng chiếc xe với ống xả quá cũ, có khả năng bị thủng bất cứ lúc nào.

  1. Phanh, hệ thống truyền động

Yến tố an toàn là phanh cần đặt lên hàng đầu, thử phanh ở nhiều điều kiện mặt đường cũng như thời tiết để chắc chắn rằng hệ thống thủy lực, má phanh, đĩa phanh đều đạt tiêu chuẩn. Hộp số cần được thử nghiệm ở nhiều tốc độ, đặc biệt với số sàn, nếu có tiếng động lạ mỗi lần vào số, chân ga bắt không đều với ly hợp, sức kéo của xe kém đều là những dấu hiện chứng tỏ hệ thống truyền động của xe cần được kiểm tra lại trước khi bạn quyết định mua xe.

Kinh nghiệm chọn mua ô tô cũ

Những kinh nghiệm dưới đây dành cho dân muốn mua xe đã qua sử dụng an tâm khi đi mua xe, tránh được những khuyết tật và thất vọng, thiệt hại về sau, nhất là những người mua xe lần đầu.

  • Chọn mua “Xe ô tô cũ mà chất lượng như ô tô mới”

Khi đi mua xe, bạn thường lưu ý đến “đời xe”. Điều này không sai nhưng nếu tuân thủ máy móc quá, đôi khi phải trả giá.

Tháng 12 âm lịch năm 2010 tôi được một chỉ dẫn đến mua xe tại một địa điểm ở quận 12, TP.HCM.

Người giới thiệu cho biết, ở đó có 2 chiếc Toyota Inova đời 2007 giá chỉ 330 triệu. Trong lúc giá xe đời 2006 ở các tiệm bán xe cũ ít nhất phải 550 triệu cùng thời điểm.

Thử xe xong, thấy mọi việc ổn cả nhưng nhìn đồng hồ hiển thị km đã sử dụng, tôi phát hoảng: xe đã chạy 380.000km!

Nếu với dạng xe nhà, xe cơ quan, người ta chạy bình quân một tháng lối 2.000km, thì số km “từng trải” của chiếc xe này tương đương với 19 năm.

Với xe hơi, cốt cách nó là một hệ thống máy cơ học. Khi dùng, nó sinh nhiệt và mài mòn nên dù chưa có bệnh tật, đâm đổ gì nhưng chỉ số này báo hiệu thời kỳ “thoái hóa, biến chất” nằm ngay sau đó. Xe có thể chạy tốt được… vài tháng nữa, sau đó sinh bệnh suốt ngày, rất khó chịu.

Cách đây 3 năm, tôi có mua một chiếc Toyota Cressida tại Hạ Long. Chiếc xe này sản xuất từ năm 1996 nhưng mới chạy 100.000km. Lấy chỉ số bình quân mỗi năm đi 24.000km thì xe này chỉ xem như đời… 2004, mà giá con xe này chỉ có 150.000 triệu đồng, chưa bằng hai lần một chiếc xe gắn máy cao cấp.

Sau ba năm sử dụng, hầu như thợ xe chưa kiếm được đồng nào từ nó, chạy rất yên tâm, có điều dòng xe này thuộc loại VIP, máy xăng 2.4 nên hơi hao xăng, tầm 11 lít/100 km. Đó cũng là lí do khiến chủ cũ của nó ít dùng. 

Nhưng, nếu cân bằng tiền xăng đắt hơn xe mới (chừng 3 lít/100km) với tiền đầu tư 5 lần hơn để có chiếc xe mới tương tự (Camry 2.4 chẳng hạn) thì chi tiêu này thực ra rất rẻ, không có gì đáng suy nghĩ.

Tương tự, nhiều chủng xe được xem là rất tốt, thương hiệu rất mạnh như Ford Escape 3.0 đời 2003 chẳng hạn, mạnh mẽ và “hoành tráng” không kém bất cứ một chú dạng SUV nào nhưng giá chỉ bằng nửa, khoảng 17.000 - 20.000 USD.

  • Khái niệm “tiền ít, thịt nhiều” , “cũ người – mới ta” là như vậy

Trong những xe được bán, yếu tố “sử dụng ít” rất nhiều. Có nhà đi công tác nước ngoài liên miên, xe “nghỉ hưu” rất nhiều thời gian, nay bị “đề mốt” muốn bán để mua xe mới. Có nhà lại xuất phát từ hoàn cảnh, ví như chủ xe chỉ mua về để đó rồi đi xe… gắn máy vì đi xe hơi quá bất tiện (Hà Nội, Sài Gòn thường có cảnh này), nay bán đi cho “rảnh nợ”. Có xe bị cầm cố, thế chấp liên miên hoặc bị cơ quan hữu trách chế tài, hạn chế sử dụng, lưu kho…

Giá loạt xe này chỉ bằng 60% xe mới mà xem ra các tiện nghi cho tới độ chắc bằng của khung sườn, nước sơn còn “ăn đứt” xe mới.

  • Làm sao biết xe ít sử dụng?

Có rất nhiều “bằng chứng” để biết xe đã sử dụng nhiều mà không cần nhìn vào đồng hồ hiển thị km, vả lại đồng hồ km là thứ người ta có thể điều chỉnh được, nên nếu tin vào đó nhiều khi sẽ thiệt thòi.

Bạn hãy chú ý các yếu tố dưới đây:

Cần số: các xe có số sàn càng dễ xem. Cầm cần số lắc qua lắc lại rãnh số “mo”. Xe mới khoảng cách cực đại rất ngắn, xe càng cũ khoảng cách càng rộng ra. Vào số (vẫn tắt máy) rồi lắc thử, nếu là xe mới, đã vào số hầu như rất ít độ “rơ” khi lắc, xe càng cũ độ “rơ” càng lớn. Chiếc xe trong ảnh đầu bài đời 2002, mới chạy 50.000km, tương đương hai năm mà giá chỉ bằng nửa xe mới.

Chú ý vị trí tay cầm vào cơ cấu để mở cửa ra của người lái, trừ trường hợp đã thay tháo, nhìn độ nhẵn, trơn láng của vị trí này là “đọc” được sự “kinh qua” của xe. Chủ xe khi tân trang có thể làm nội thất xe bóng lộn, thơm phức, mới mẻ nhưng ít chú ý đến điểm này. Vị trí này rất kín, vị trí cần xem càng kín hơn, nó ở phía trong của lẫy bật mở cửa.

Mở tấm lót sàn (2 lớp) đến tận lớp tôn. Dùng vật cứng bằng gỗ gõ vào đây và lắng nghe. Nếu xe cũ, đã chinh chiến nhiều, tiếng kêu mỏng, rạn. Xe mới tiếng chắc, ấm.

Khi mở, quan sát luôn lớp sơn nguyên thủy. Cũ quá hoặc mới quá đều nằm trong diện nghi vấn. Cũ quá thì rõ, còn mới quá thì coi chừng, xe mới được “mông má” lại để bán.

Mở cửa gần vị trí lái xe ra khoảng 70 độ so với thân xe. Dùng hai tay bưng nhẹ cả tấm cửa lắc theo chiều lên, xuống. Xe dưới 5 tuổi gần như bản lề không có chút độ rơ nào cả. Xe cũ không thể tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, phải quan sát vị trí 2 bản lề xem có gì khác thường không, hay đã bị thay rồi.

Nổ máy xe, đề lên vài chập rồi bỏ đấy, đi xem những vị trí khác chừng 8 - 10 phút xe nổ tĩnh, quay lại nhìn vào kim đồng hồ báo nhiệt độ. Nếu mức chỉ vẫn dưới trung bình là xe còn hoàn hảo, ít chạy.

Sau thao tác này, mở nắp capo, dùng cảm giác của tay, mặt để cảm nhận nhiệt độ khu vực máy.

Với thời gian 8 - 10 phút chuẩn nổ máy không chạy, nếu xe tốt khu vực máy vẫn mát. Đặt tay lên nóc máy chỉ hơi ấm. Còn nếu xe quá cũ, cho dù tân trang đẹp đẽ đến đâu, chỉ nổ máy tĩnh 5 phút cũng sẽ rất nóng, khó chịu.

Chú ý khi nổ máy, nếu xe có đồng hồ tua máy, lúc đầu kim chỉ rất cao, nhịp máy hơi sạn, hơi giật nhẹ rồi êm dần, ga lên vài cái hết rung rật, hai ba phút sau mới ổn, rụt dần xuống vạch chuẩn là máy xe đã cũ.

Nếu xe tốt, khoảng dao động của kim này rất ngắn, cả về thời gian lẫn mức hiển thị kim trên đồng hồ (chỉ khoảng 1 phút là ổn định). Về thời gian, nếu chỉ sau 30 - 40 giây kim này đã nằm yên ở vị trí dưới 10 vạch đầu là xe còn rất tốt (khoảng 8 vạch nhỏ). Nếu cần đến cỡ 2 phút kim mới xuống dần là xe đã khấu hao.

Cuối cùng là một thao tác cần thiết: để nguyên xe nổ ở mức thấp, không mồi ga, vào số xong nhả “côn” thật từ từ, thật bài bản. Nếu xe trườn lên êm ái, không rung giật, không lựng khựng, không chết máy mà cứ nhanh dần lên, chạy trơn tru là xe còn tốt.

Vẫn thao tác trên, sau khi quan sát các bánh xe được bơm hơi, cân chỉnh tốt, chạy trên đường bằng, thẳng, bạn bỏ cả hai tay khỏi vô lăng thấy xe chạy thẳng tưng, ổn định ở tốc độ trên 30 km/giờ là yên tâm rồi.

  • Làm các thao tác ở phần 6 xong là “đọc” được chất lượng đại để của chiếc xe cũ

Thao tác dưới đây nhằm tìm ra “con xe” lý tưởng, kể cả nó đã rất cũ: nổ máy, không ga mồi. Xe xuất phát trên đường bằng, bánh bơm chuẩn, chỉ ngồi hai người (mình và chủ xe) rồi nhấn côn, vào thẳng số 2 với xe dưới 2.0; vào thẳng số 3 với xe trên 2.4 rồi để nguyên chân ga, không thêm, nhả “côn” từ từ; khi bánh bắt đầu chuyển, dừng nguyên mức ga đó chừng 5 giây rồi nhả tiếp đến hết, vẫn không mớm ga mà thấy cái xe chạy tốt (từ 20-30 km/h); khi nhấn ga một chút, xe vọt ngay thì đó là xe còn rất tốt, lý tưởng.

Khi tiến hành thực nghiệm này, phải “nghe” coi ga-răng-ti đủ mạnh mới làm. Nếu ga nhỏ quá, cài số cao xe chết máy ngay.

Với loại xe này, có thể mua ngay, các khuyết tật khác nếu có, khắc phục sau.

Các bước để mua được chiếc xe đúng ý

Bước 1: Bạn cần mua loại nào?

Rất nhiều người lẫn lộn giữa khái niệm “cần” và “muốn”. Trước khi mua xe, bạn nên xác định rõ chiếc xe nào phù hợp với mình. Đừng nên đặt mục tiêu muốn mua xe nào lên hàng đầu.

Như vậy, bạn nhanh chóng chọn được xe theo yêu cầu và không mất quá nhiều công sức. Dành một chút thời gian liệt kê xem chiếc xe sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Chở bao nhiêu người? Điều kiện đường sá thế nào? Quãng đường đi trong ngày là bao nhiêu? Mức tiêu hao nhiên liệu có phải là vấn đề lớn?

Nhiều khách hàng thường quyết định mua xe theo những gì họ thấy. Hoặc theo xu hướng thị trường. Nếu bị cuốn theo, bạn sẽ nhanh chóng bán xe đi để chọn chiếc khác. Vì vậy, hãy mua một chiếc đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của bạn. Đừng mua xe vì ý thích.

Dưới đây là vài câu hỏi cần nhớ khi bắt đầu lên kế hoạch mua ôtô:

  • Bạn muốn mua xe số tự động hay số sàn?
  • Có cần phải dùng hệ dẫn động 4 bánh?
  • Những trang thiết bị an toàn nào là cần thiết?
  • Bạn có cần phải chở nặng?
  • Có phải kéo xe khác không?
  • Chỗ đậu có dễ vào không?

Bước 2: Bạn có bao nhiêu tiền?

Cần tính toán cẩn thận các khoản chi khi mua ôtô như tiền thuế, đăng ký, phí sử dụng. Những khoản nhỏ này gộp lại cũng làm bạn tốn không ít. Nếu đủ tiền thì tốt còn nếu phải trả góp, hãy tính đến các yếu tố bất ngờ ảnh hưởng tới thu nhập trong tương lai.

Bước 3: Nên mua hay thuê?

Nếu chọn giải pháp thuê, tiền phải trả ít hơn nhưng khi hợp đồng kết thúc, xe không còn và bạn phải thay bằng chiếc khác. Mua đứt thì sẽ đắt nhưng bù lại, bạn sẽ sở hữu tới khi bán chúng.

Thuê xe, bạn sẽ có những ưu điểm như:

  • Được lái xe tốt với khoản tiền nhỏ.
  • Mỗi năm lại được lái một xe mới.
  • Không cần quan tâm tới giá trị bán lại.

Những lợi thế khi mua:

  • Khi lãi suất thấp, bạn có lợi hơn thuê.
  • Không bị phạt vì đi quá quãng đường cho phép.
  • Linh hoạt hơn. Có thể bán bất cứ lúc nào, nếu muốn.

Bước 4: Xem xét các loại xe cùng phân hạng

Thị trường ôtô ngày càng phong phú và mỗi mẫu xe thường có đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Toyota Corolla với Honda Civic… vì vậy, trước khi tới showroom xem xe bạn hãy nghiên cứu các yếu tố sau: thương hiệu, kiểu dáng, mức giá và phân khúc. Tiếp sau đó là các trang thiết bị đi kèm, đánh giá của những người có kinh nghiệm… thương hiệu tốt sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về dịch vụ sau bán hàng. Giá trí bán lại cao hơn.

Bước 5: Xem xét toàn bộ chi phí khi sở hữu

Đây là yếu tố thường bị bỏ qua vì khách hàng có tâm lý mua cho bằng được. Họ không tính trước chi phí khi sở hữu sẽ là bao nhiêu. Một số xe giá rẻ nhưng chi phí lại cao. Ngay cả khi hai chiếc xe cùng giá thì khi đưa vào sử dụng, một chiếc lại tiêu tốn nhiều tiền hơn vì thường xuyên hỏng vặt, phụ tùng đắt hay phí bảo dưỡng cao.

Vì vậy, trước khi duyệt, hãy tính toán các khoản trong tương lai xa gồm những thứ như phí trước bạ, bảo hiểm, bảo dưỡng, giá nhiên liệu, phụ tùng, bãi đỗ, tốc độ mất giá…

Nếu không tính toán trước, bạn sẽ ngập trong các khoản chi và sớm phải bán xe để đổi chiếc khác.

Bước 6: Xem xét các phụ kiện

Sau khi hoàn tất 5 bước ở phần 1, bạn đã có thể gút danh sách ứng cử viên. Bây giờ là lúc đánh giá các trang thiết bị đi kèm giữa chúng với nhau. Thông thường, khách tới showroom để tìm hiểu về chiếc xe họ muốn mua. Nhưng với thời đại Internet, điều đó chỉ làm mất thời gian và tiền bạc. Họ có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra đánh giá.

Hãy chỉ tới các đại lý khi thử xe và ký hợp đồng. Điều này giúp chúng ta tiếp nhận thông tin chủ động hơn. Không bị các nhân viên bán hàng “tung hỏa mù” gây khó quyết định.

Bước 7: Lên lịch thử xe

Nhiều khách hàng bỏ qua bước này do tâm lý. Đây là khâu cuối trước khi bạn ra quyết định. Những ý kiến tham khảo từ mạng, bạn bè, người thân sẽ được bạn trực tiếp kiểm định.

Một số xe phù hợp với người này nhưng lại không hợp người khác, chủ yếu do cách đánh giá khác nhau. Vì vậy, chỉ khi trực tiếp cầm lái bạn mới tự rút ra kết luận cho mình. Bởi rốt cuộc, xe đó là của bạn. Nó gắn bó và đảm bảo an toàn cho bạn chứ không phải cho người khác.

Ô tô cũ

Bước 8: Cách lái thử hiệu quả nhất

Đến giai đoạn này, chúng ta thường có thói quen “tặc lưỡi cho qua” vì ngại phải làm lại từ đầu. Không sao. Bạn mất chỉ vài ngày cho việc đó nhưng có thể phải sống chung hàng tháng, hàng năm với chiếc xe không phù hợp.

Mục tiêu của việc lái thử là thu kinh nghiệm, càng chi tiết càng tốt. Bạn hãy chọn cung đường tương tự như điều kiện mà bạn sẽ sử dụng, bao gồm cả trong thành phố và đường cao tốc. Nếu phải đi ở địa hình xấu, hãy sắp xếp một cuộc lái thử với điều kiện tương tự.

Hãy lái ở các khúc cua khác nhau với tốc độ mà bạn cảm thấy đủ an toàn. Thử phanh ABS bằng cách đạp gấp ở những đoạn đường vắng. Ra vào xe thật nhiều lần để cảm nhận ghế có phù hợp hay không. Hãy tự hỏi điều gì là thú vị khi “sống chung” với chiếc xe này trong nhiều năm tới.

Khi cảm nhận, cố gắng không bị phân tán bởi những lời lẽ của nhân viên bán hàng. Mẹo của “sale” là gợi ý mở nhạc khi bạn cầm lái để che những tiếng kêu lạ. Vì vậy, đừng bật nhạc hoặc đài khi lái. Hãy giữ ca-bin thật yên tĩnh để cảm nhận độ ồn, phát hiện tiếng kêu…Chất lượng âm thanh nên để đánh giá sau.

Vào lúc tất cả đã xong, bạn nên để trực giác lên tiếng. Nếu thực sự chưa chắc chắn về chiếc xe đó, hãy quyết định theo bản năng. Mua ôtô là việc quan trọng (và đắt) nên đừng làm gi khi vẫn còn lăn tăn.

Bước 9: Xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng

Đây cũng là bước dễ bị bỏ qua. Các hợp đồng thường do đại lý soạn sẵn theo mẫu của nhà sản xuất. Do đó chúng sẽ tiềm ẩn nhiều điều có lợi cho bên bán. Bạn hãy nghiên cứu kỹ các điều khoản, chất vấn lại và hoàn toàn có thể yêu cầu sửa, nếu thấy không thỏa đáng.

Bước 10: Nhận xe và bắt đầu "cuộc sống mới"

Đến ngày nhận xe, không nên vui quá mà quên xem lại các chi tiết đi theo xe so với hợp đồng ban đầu. Kiểm tra lại hoạt động của động cơ, hệ thống điện, dàn âm thanh, điều hòa, phanh, thân vỏ trước khi nhận… Cuộc sống của bạn sẽ gắn liền với chiếc xe này và nếu thực hiện theo đúng các trình tự trên, phần đông chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng, không chỉ cho mình mà cho cả những người xung quanh.

Trên đây chỉ là vài nét cơ bản giúp bạn thêm lựa chọn để có được chiếc xe tốt trong khi chi tiêu còn hạn chế và phải mua bán xe ô tô cũ.

Mua bán ô tô cũ ở đâu?

Mua bán ô tô cũ tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Tìm mua xe ô tô cũ

Các thương hiệu xe máy nào sẵn sàng khiến bạn chi tiền mua, dù đó là dòng xe máy cũ; cùng tìm hiểu câu trả lời được nhiều người Việt đồng tình nhất qua khảo sát sau, thực hiện nhanh và xem bao nhiêu % người có cùng câu trả lời với bạn.

Theo bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để mua được một chiếc ô tô cũ?

 

 

Nguồn: http://muabannhanhoto.com/kinh-nghiem-kiem-tra-va-chon-mua-o-to-cu/43878

Nội dung khác

Bán Laptop Dell core i5

Laptop Dell trang bị bộ xử lý Intel Core i5-2450M...

Pin Laptop Asus

Đối với Laptop thì pin là vấn đề lớn vì nó quyết...

Mua xe máy Honda Wave RSX 2014

Cách đây chừng 10 năm, chính dòng xe Wave của...

Nội dung mới

Cài đặt app MuaBanNhanh, Download app...

Cài đặt app MuaBanNhanh, Download app MuaBanNhanh...

Giải pháp kinh doanh online tốt nhất cho chủ...

Diễn ra từ 17/7 - 30/8/2018, chương trình khuyến...

Ra mắt Việc Làm Quanh Đây trên Mạng Xã Hội...

Vào ngày 13/03/2018 Công ty Cổ phần MuaBanNhanh...