Cách nhận biết ôtô cũ nhập khẩu "tân trang" để tránh sai lầm
Cách nhận biết ôtô cũ nhập khẩu "tân trang" để tránh sai lầm
Ưu, nhược điểm của xe ôtô nhập khẩu cũ
Hiện nay, số lượng xe hơi nhập khẩu tại thị trường Việt Nam chiếm 65%, điều này minh chứng rằng đa phần người Việt ưa chuộng ôtô nhập khẩu hơn lắp ráp trong nước.
Tâm lý của người dùng khi chọn ôtô nhập khẩu bởi những chiếc xe được lắp ráp theo một quy chuẩn theo những công nghệ hiện đại, khách hàng không sợ bị tráo đổi phụ tùng trên xe.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng Việt, những nhà phân phối nhập khẩu ôtô tại Việt Nam đã gia tăng lượng xe nhập khẩu để đáng ứng cho thị trường. Đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn cho mình một chiếc xe ôtô cũ nhập khẩu đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, để mua được một chiếc xe hơi cũ nhập khẩu ưng, người tiêu dùng cần phải xem xét thật kỹ, tìm hiểu thông tin tất cả các Showroom, Auto và Salon uy tín, các sàn giao dịch mua bán online hay đến cả những người đã mua xe cũ hoặc những người có kinh nghiệm về đánh giá xe để bạn có thể lựa chọn một chiếc xe hơi nhập khẩu ưng ý.
Ôtô nhập khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế
Được sản xuất theo những công nghệ tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn về an toàn cùng với khả năng vận hành tốt, những thương hiệu xe hơi được nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức, Anh... luôn mang lại sự an tâm cho người sử dụng.
Theo đánh giá của những nhà nhập khẩu xe hơi tại Hà Nội, mỗi chiếc xe nhập khẩu từ hạng trung tới hạng sang như Toyota Yaris nhập khẩu Trung Đông đến Range Rover đều được tuân thủ những quy trình lắp ráp nghiêm ngặt từ khâu thiết kế đến nguyên vật liệu lắp ráp.
Để lắp ráp một chiếc xe đều làm bằng robot nên những chiếc xe này đảm bảo được độ chuẩn xác cao. Thậm chí những chi tiết như lót trần, zoăng cửa, đều được làm tỉ mỉ để chống tác động từ môi trường. Những chiếc xe nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn Việt Nam, đó là những lý do khiến chiếc xe nhập khẩu vượt trội hơn hẳn xe nội địa về cả chất lượng lẫn ngoại hình.
- Ưu điểm của ôtô nhập khẩu cũ
Những chiếc xe nhập khẩu thường được thiết kế sang trọng, bắt mắt, thanh lịch và hiện đại, có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Chúng thường có một độ bền nhất định về lớp sơn ngoại thất bên ngoài, xe đi chừng 5 đến 7 năm nhưng vẫn cho màu sơn sáng bóng, không bị ngả màu, đây là điều mà khách hàng luôn trú trọng khi lựa chọn chiếc xe cho mình.
Ngoài ra, những chiếc xe nhập khẩu còn được trang bị hệ thống nội thất sang trọng, cùng với những thiết bị giải trí tiện nghi kèm theo những tính năng hiện đại mà xe lắp ráp tại Việt Nam không có. Khi mua xe cũ, khách hàng cần phải kiểm tra kỹ xem các thiết bị có bị hỏng hóc và còn hoạt động được hay không.
- Nhược điểm của ôtô nhập khẩu cũ
Có giá thành cao hơn ôtô lắp ráp tại Việt Nam với cùng thương hiệu, cùng một dòng xe nhập khẩu do phải chịu thuế nhập khẩu nên đa phần sẽ có giá cao hơn. Tuy nhiên, ôtô nhập khẩu cũ sẽ có giá thành rẻ hơn ôtô nhập khẩu mới. Ngoài ra, khi khách hàng mua xe nhập khẩu cũ sẽ hạn chế những địa điểm bảo hành bảo dưỡng hơn là một chiếc xe nhập khẩu mới.
>> Xem thêm: Giá xe ôtô cũ nhập khẩu
Mẹo tự kiểm tra xe khi mua ôtô nhập khẩu cũ để tránh mua xe “hết đát”
Khi không có đủ tiền mua những chiếc ô tô mới, thì xe cũ vẫn là lựa chọn của số đông người tiêu dùng hiện nay, trong đó xe ôtô cũ nhập khẩu được nhiều người chọn mua vì nhiều ưu điểm. Đứng trước một chiếc xe cũ với hình thức đẹp lung linh đang được rao bán. Nhưng liệu có chắc chắn rằng chiếc xe ôtô đó chưa hề bị va chạm như lời chủ xe nói? Sau đây là vài mẹo nhỏ đưa ra nhằm giúp người tiêu dùng có thể tự kiểm tra một chiếc ô tô đã qua sử dụng.
Mẹo tự kiểm tra xe khi mua ôtô nhập khẩu cũ để tránh mua xe “hết đát”
Sau khi chọn được chiếc xe có giá cả phù hợp với túi tiền, các bạn đừng vội quan tâm đến những chi tiết như độ sáng bóng của ngoại thất hay độ đẹp của nội thất. Điều đầu tiên mà những người mua xe nên quan tâm chính là hệ thống dẫn động của chiếc xe. Nếu bỏ qua phần này, khách hàng rất dễ bị những tai nạn bất ngờ như mất lái hoặc hỏng hóc giữa đường. Bạn hãy dùng que thử để kiểm tra dầu truyền động, nếu ở ở giữa mực “low” và “high” nghĩa là nó còn đủ. Dầu truyền động mới và đủ tiêu chuẩn thường có màu đỏ và không có mùi khét.
Đối với loại xe không có que thăm dầu truyền động thì bạn lên xe và lái thử. Khởi động xe ở mức vòng tua thấp và sang số theo chiều tiến - lùi, bạn hãy chuyển số thường xuyên và cố gắng nghe âm thanh từ hộp số. Nếu chiếc xe có thời gian trễ lớn, có âm thanh phát ra đồng thời xe bị giật, thì hệ truyền động của nó có vấn đề.
Ngoài ra động cơ xe cũng là 1 nhân tố rất quan trọng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng vì những hỏng hóc từ phía động cơ bên trong sẽ gây nhiều phiền toái như chi phí sửa chữa cao, xe yếu, hao xăng, tốn dầu… Khi lái, tiếng động cơ êm, vòng tua tăng đều theo chân ga, độ trễ không cao thì động cơ hoạt động khá ổn.
Để động cơ nguội, sau đó khởi động và chú ý kiểm tra đồng hồ đo áp suất dầu. Nếu thời gian để dầu đạt áp suất chuẩn từ 1-2 giây thì xe ở tình trạng tốt, còn vượt quá 2 giây bạn đừng nên mua chúng.
Bạn cũng nên kiểm tra ống khói, khi xe chạy nếu có nhiều khói xanh, đó là dấu hiệu động cơ bên trong đã mòn quá mức.
Tiếp theo bạn nên kiểm tra độ chắc chắn và nguyên vẹn của hệ thống khung gầm vì nó là yếu tố quyết định đến độ an toàn cũng như độ ổn định của chiếc xe khi vận hành trên đường. Sẽ thật không yên tâm nếu bạn mua phải một chiếc xe cũ đã bị tai nạn và được phục chế lại bởi bàn tay phù thuỷ của những người thợ cơ khí.
Bạn nên quan sát kỹ các đường cong mềm chạy trên thân xe như ở phần gờ cửa, gờ ca-pô, gờ cốp sau hoặc kiểm tra các điểm tròn được nhà sản xuất đánh dấu trên than xe xem có khác biệt hoặc điểm gì đó bất thường không. Đây là những vùng nếu chiếc xe đã từng bị va chạm mạnh dẫn đến móp méo vào khung thì sẽ bị biến dạng và dù thợ cơ khi có giỏi đến mấy cũng rất khó để khôi phục lại nguyên trạng.
Điểm tròn đánh dấu trên thân xe cùng những đường cong mềm luôn là điểm nhận biết xem phần khung vỏ xe có còn nguyên bản hay không.
Điều tiếp theo rất cần thiết khi kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng đó là bạn phải lái thử. Bạn hãy quay bánh xe, bánh xe phải quay nhẹ nhàng mà không hề có tiếng ồn hay rung. Bạn nên lái xe thử trên đường yên tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không. Kế đến là hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe.
Bạn nên đóng, mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào của xe để xem chúng có trục trặc, sau đó kiểm tra phanh xe có hoạt động tốt không. Kiểm tra tất cả hệ thống điện như nút bấm điện mở cửa sổ và cửa ra vào, cần gạt nước…
Như vậy, với những mẹo nhỏ trên, các bạn có thể hoàn toàn chủ động trong việc kiểm tra một chiếc xe ôtô cũ mình định mua để xác định được nó có phải là một chiếc xe sắp hết date hay đã được "mông má" lại hay không.
Tự bảo dưỡng điều hòa ôtô đúng cách
Điều hòa là một bộ phận khá quan trọng trên một chiếc ô tô. Một khi chiếc điều hòa bị hư thì rất khó chịu và phải tốn nhiều tiền sửa chữa nó. Nếu sử dụng điều hòa trên xe đúng cách sẽ giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt hơn giữ được độ bền của điều hòa và giúp đảm bảo sức khỏe cho người lái.
Tự bảo dưỡng điều hòa ôtô đúng cách
Khi sử dụng điều hòa ô tô, bạn cần lưu ý những điểm sau đây vì đó cũng là cách tự bảo dưỡng chiếc điều hòa của bạn.
- Đa số chúng ta khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Cách tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác.
Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.
- Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.
- Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.
- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.
- Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.
Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
- Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng.
Khi bạn làm theo hướng dẫn ở trên đảm bảo bạn sẽ có một chiếc điều hòa hoạt động tốt đồng hành trong suốt quãng hành trình cùng bạn. Khi không may chiếc điều hòa của bạn bị những tác động bên ngoài không may bị hỏng hãy đến với Hà Thành Ford, chúng tôi đảm bảo sẽ khắc phục cho chiếc điều hòa của bạn và các bộ phận khác trên xe hoạt động một cách tốt nhất.
Đăng tin mua bán xe ôtô cũ nhanh chóng, được giá ở đâu?
Đăng tin mua bán xe ôtô cũ nhanh chóng tại MuaBanNhanh.com. Để xem thêm các tin mới nhất về mua bán xe ôtô cũ, hãy xem ngay: Xe ôtô cũ
Nguồn: http://muabannhanhoto.com/cach-nhan-biet-oto-cu-nhap-khau-tan-trang-de-tranh-sai-lam/44477